(02256).280879 - (02256).260323 tramhan2014@gmail.com 168 + 170A Hồ Sen, Lê Chân, Hải Phòng - 0901.122.568
Liên hệ
Cập nhật: 27-03-2020 12:16:08 | Liên hệ | Lượt xem: 2768
Việt Nam đang phải đối mặt với hậu họa khôn lường của các bệnh mạn tính như: gout, tiểu đường, ung thư, tim mạch, cao huyết áp, bệnh hô hấp mạn tính (bệnh phổi tắc nghẽn, hen phế quản)… với trên 17 triệu người mắc, tính đến năm 2015.
Theo ước tính của Tổ chức Y Tế Thế Giới - WHO, gánh nặng của các bệnh này chiếm khoảng 70% tổng gánh nặng bệnh tật do tất cả các nguyên nhân tại Việt Nam. Nguyên nhân gốc rễ của sự bùng phát các bệnh mạn tính nguy hiểm tại Việt Nam đó chính là chưa kiểm soát được sự hình thành của các gốc tự do độc hại.
Việt Nam đang phải đối mặt với hậu họa khôn lường của các bệnh mạn tính như: gout, tiểu đường, ung thư, tim mạch, cao huyết áp, bệnh hô hấp mạn tính (bệnh phổi tắc nghẽn, hen phế quản)… với trên 17 triệu người mắc, tính đến năm 2015.
Theo ước tính của Tổ chức Y Tế Thế Giới - WHO, gánh nặng của các bệnh này chiếm khoảng 70% tổng gánh nặng bệnh tật do tất cả các nguyên nhân tại Việt Nam. Nguyên nhân gốc rễ của sự bùng phát các bệnh mạn tính nguy hiểm tại Việt Nam đó chính là chưa kiểm soát được sự hình thành của các gốc tự do độc hại.
Cục Y Tế Dự Phòng cho biết, tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 520.000 ca tử vong do nguyên nhân bệnh tật, trong đó tử vong do bệnh mạn tính chiếm khoảng 73%, như vậy tính trung bình cứ 10 người chết thì có 7 người chết bởi bệnh mạn tính.
Đáng báo động hơn là 43% số ca tử vong do bệnh mạn tính rơi vào nhóm người dưới 70 tuổi (theo số liệu thống kê năm 2012). Năm 1986 tỷ lệ bệnh mạn tính tại các bệnh viện là 40%, năm 2010 tăng lên 71%. Đặc biệt, gánh nặng của các bệnh mạn tính chiếm tới trên 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong toàn quốc.
Hiện tại, nước ta có khoảng 12,5 triệu người mắc bệnh cao huyết áp, 2,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, trên 2 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản và mỗi năm có khoảng hơn 125.000 người mắc mới ung thư.
Bên cạnh đó, các bệnh mạn tính gây tàn phế nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị, theo dõi, chăm sóc lâu dài.
>> Xem thêm:
Những thói quen hút thuốc lá, uống rượu, nước ngọt có gas, khẩu phần ăn thiếu khoa, lười vận động, không tập thể thao... đang khiến tỷ lệ người mắc bệnh mạn tính tăng cao. Thế nhưng phần lớn người dân, kể cả người đang mắc bệnh vẫn chủ quan với sức khoẻ, mạng sống của mình.
ĐẶC BIÊT: người Việt Nam KHÔNG có thói quen đi khám bệnh định kỳ để tầm soát các bệnh mạn tính, chỉ khi nào bệnh nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc hằng ngày thì người dân mới đi khám bệnh. Nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra vì phát hiện bệnh quá trễ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh mạn tính và nguyên nhân gốc rễ của nó được y học nhấn mạnh trong thời gian gần đây, đó chính là gốc tự do (Free radical).
Bức xạ, môi trường ô nhiễm, thực phẩm không an toàn, hóa chất công nghiệp… hàng tá độc tố từ môi trường bên ngoài gây ra gốc tự do đang tấn công chúng ta mỗi ngày và là nguyên nhân gia tăng gánh nặng bệnh tật. Quá trình chuyển hóa ngay tại tế bào cũng tạo ra các độc tố nội sinh,cũng là gốc tự do - sát thủ tàn phá tế bào trong cơ thể, gây nên nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm: ung thư, tiểu đường, gout, cao huyết áp...
Gốc tự do là gì?
Gốc tự do là những phân tử bị mất đi một điện tử (electron), do đó chúng trở nên “không ổn định” về mặt cấu trúc hóa học. Những gốc tự do này có xu hướng “chiếm đoạt” điện tử của phân tử ổn định kế bên.
Lúc này trong khi gốc tự do đã thành phân tử ổn định thì phân tử vừa bị chiếm đoạt mất điện tử lại trở thành gốc tự do, tạo nên một chuỗi phản ứng (phản ứng dây chuyền) không có lợi cho cơ thể, nhất là khi những phân tử bị chiếm đoạt điện tử là thành phần cấu trúc quan trọng của tế bào như DNA, protein, lipid…
Gốc tự do được sinh ra như thế nào?
Gốc tự do được sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu nhất là từ quá trình chuyển hóa tại tế bào. Các tác nhân bên ngoài tạo nên gốc tự do:
- Môi trường ô nhiễm: ô nhiễm không khí (khói, bụi, khí độc, khói thuốc lá...), ô nhiễm nguồn nước, biến đổi khí hậu
- Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh: ăn uống những thực phẩm có chứa độc tố axit cao như thịt đỏ, đồ ăn nhanh, đồ nướng, đồ chiên xào, đường, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có gas, rượu, bia... Chế độ ăn uống bị thiếu hụt các vi chất như vitamin, chất khoáng, hoạt chất sinh học, các chất chống oxy hóa, các chất xơ.
- Tia UV từ mặt trời
- Hóa chất độc hại kim loại nặng, thuốc trừ sâu, chất bảo quản, chất độc hại trong mỹ phẩm
- Các chất phóng xạ
- Căng thẳng thần kinh, stress: do áp lực công việc, cuộc sống công nghiệp
>>Xem thêm: Gốc tự do là gì? Tác hại của gốc tự do đối với sức khỏe?
Số lượng của gốc tự do bị tích lũy theo tuổi và tác hại ngày càng nghiêm trọng. Tuổi tác ngày càng tăng thì số lượng gốc tự do cũng không ngừng sản sinh, tấn công vào nhiều bộ phận của cơ thể.
Đáng chú ý, căng thẳng STRESS cũng khiến cho “đội quân” gốc tự do “thừa cơ” gia tăng nhanh chóng, thúc đẩy sự lão hóa và làm các bệnh lý sớm phát triển. Ước tính, mỗi tế bào phải hứng chịu khoảng hơn 10.000 gốc tự do tấn công mỗi ngày. Vì vậy, trong cuộc đời của một người sống tới 70 tuổi, thì có chừng 17 tấn gốc tự do được tạo ra.
Các nguyên nhân trên dẫn đến hình thành gốc tự do, làm rối loại cấu trúc, chức năng của các tế bào, cơ quan, rối loạn cân bằng nội môi, và giảm khả năng thích nghi của cơ thể. Từ đó, gây nên các bệnh mạn tính như: bệnh tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường, ung thư, tăng cân béo phì, rối loạn chuyển hóa, viêm và thoái hóa…Số người mắc đang gia tăng mạnh mẽ về số lượng và lứa tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hoá.
Gốc tự do có khả năng tấn công vào những cấu trúc quan trọng của tế bào, khiến cho tế bào nhanh chóng bị hư hỏng.
Theo các nhà nghiên cứu, gốc tự do hủy hoại tế bào theo tiền trình sau đây: Trước hết, gốc tự do oxy hóa màng tế bào, gây trở ngại trong việc thải chất bã và tiếp nhận thực phẩm, dưỡng khí; rồi gốc tự do tấn công các ty thể, khiến tế bào không thể sản sinh được năng lượng. Sau cùng, bằng cách oxy hóa, gốc tự do tấn công vào DNA ở nhân tế bào, gây thay đổi cấu trúc DNA, dẫn đến đột biến tế bào- bước khởi đầu của tiến trình ung thư.
Theo các nhà khoa học thì gốc tự do có thể là thủ phạm gây ra tới trên 60 bệnh khác nhau, đáng kể nhất gồm có: ung thư, xơ vữa động mạch, Alzheimer, Parkinson, đục thuỷ tinh thể, bệnh tiểu đường, cao huyết áp không nguyên nhân, xơ gan, gout...
Các chuyên gia y tế cảnh báo, trong xã hội hiện đại con người sẽ chịu nhiều áp lực hơn, tiếp xúc với nhiều tác nhân gây lại từ môi trường lại càng khiến cho các gốc tự do sản sinh nhanh hơn và nhiều hơn, khiến cho sức khỏe ngày càng bị đe dọa. Vì vậy, cần chủ động đối phó với bệnh tật do gốc tự do gây ra càng sớm càng tốt, bằng cách:
- Hạn chế các tác nhân làm tăng gốc tự do: Gốc tự do không chỉ sinh ra từ các quá trình chuyển hóa trong tế bào mà còn hình thành dưới tác động của các yếu tố bên ngoài như: môi trường ô nhiễm (khói bụi, ánh nắng, phóng xạ…), khói thuốc lá, hóa chất, nhiễm khuẩn, thực phẩm… Vì thế, cần hạn chế tối đa tác động của các yếu tố này.
- Tăng cường hoạt chất chống gốc tự do: Có hai cách để bổ sung chất chống gốc tự do cho cơ thể:
# Một là bổ sung trực tiếp thông qua chế độ ăn: Một chế độ dinh dưỡng giàu các chất chống gốc tự do có thể giúp cơ thể tăng khả năng phòng vệ và trung hòa gốc tự do một cách hữu hiệu. Các chất chống gốc tự do được tìm thấy nhiều trong rau củ, trái cây như cam, chanh, cà rốt, cà chua, nghệ, gừng, tỏi,…
# Hai là uống nước điện giải ion kiềm: Đây là loại nước uống được nhiều chuyên gia, bác sĩ trên thế giới khuyên dùng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính, nhờ vào khả năng trung hòa gốc tự do mạnh mẽ.
Nước điện giải ion kiềm là gì?
Nước điện giải ion kiềm có tên Tiếng Anh là Alkaline ionized water, Tên Tiếng Nhật dịch ra là nước hoàn nguyên, còn người Việt thì hay gọi là nước ion kiềm, nước kiềm. Sau đây chúng tôi sẽ gọi tắt là NƯỚC ION KIỀM. Nước ion kiềm là nước được sản xuất bằng công nghệ điện giải (hay điện phân) trải qua quá trình tách nước thành dạng ion H+ và OH- để thay đổi độ pH của nước sao cho pH > 7.0.
Nước ion kiềm là loại nước được điện phân, tách nước thành dạng ion, có pH >7.0
>>Xem thêm: Cùng làm rõ vấn đề " Nước Alkaline có tốt không?"
Nước điện giải được nghiên cứu và chế tạo thành công vào khoảng những năm 1940 bởi các nhà khoa học Nhật Bản. Từ năm 1965, Bộ Y Tế Nhật Bản đã ra thông các dược phẩm số 763 khuyến khích người dân sử dụng loại nước điện giải để tăng cường sức khỏe và nâng cao chất lượng bữa ăn, nước uống hằng ngày và hỗ trợ điều trị bệnh.
Tiến sỹ, lương y Ngô Đức Vượng nước ion kiềm bí quyết sống trường thọ của người Nhật
Hiện nay, đã có hàng nghìn bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng thế giới khuyên dùng loại nước này để hỗ trợ điều trị bệnh.
Thông cáo dược phẩm số 763 của Bộ Y Tế Nhật Bản
Nước điện giải ion kiềm chống lại gốc tự do như thế nào?
Nước điện giải ion kiềm có chứa một lượng rất lớn Hydro phân tử (H2), hay còn gọi là Hydrogen. Đây được xem là chất chống oxi hóa mạnh nhất trong tự nhiên, giúp ngăn ngừa lão hóa tế bào hiệu quả. Hydrogen không chỉ có khả năng chống oxi hóa mà còn có sức mạnh trung hòa các gốc tự do trong cơ thể.
Theo nghiên cứu của những nhà khoa học, Hydrogen có thể đi vào các nội tạng để loại bỏ các gốc tự do gây ra các bệnh mạn tính nguy hiểu như: tiểu đường, gout, ung thư, cao huyết áp.… Hydrogen cũng có thể đi tới não, loại bỏ các tác nhân gây ra Alzheimer hay Parkinson, mà các chất chống oxy hóa thông thường không thể làm được.
>>Xem thêm: Công dụng của nước điện giải ion kiềm
Nhờ những tác dụng này, tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Nhật, Mỹ, Hàn, Úc, Canada..., nước điện giải ion kiềm giàu hydro được bán rộng rãi dưới hình thức đóng chai, đóng túi, hoặc máy điện giải tạo nước ion kiềm … Nước điện giải ion kiềm được sản xuất từ máy điện giải (water ionizer) vẫn được xem là loại nước tốt nhất, có chứa lượng hydrogen cao nhất.
Nước điện giải ion kiềm rất dồi dào hydrogen - chất chống oxi hóa mạnh nhất , giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh từ gốc
KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI